Thẻ meta khi seo onlpage


Thẻ Meta hay còn gọi là Meta tab được định nghĩa trong đầu trang webThẻ <meta> là một thành phần quan trọng trong file HTML, nó chứa các thông tin về file HTML đó như tên tác giả, các từ khoá, các thông tin mô tả site đó,… Và có thể có 1 số thông tin điều khiển trình duyệt, chỉ định cho các máy tìm kiếm, …

Cấu trúc thẻ Meta

Có 2 kiểu sử dụng meta tag thường thấy
?
1
2
<meta http-equiv="name" content="content">
<meta name="name" content="content">
Ở những thời kỳ đầu khi Meta tags được phát triển nhằm hỗ trợ cho việc phát triển chung của website. Tuy nhiên sau đó việc ứng dụng của nó bị thay đổi lớn, nhiều webmasters đã sử dụng nó một cách thái quá trong việc ứng dụng Meta tags cho keywords (từ khóa) đối với các website có nội dung không lành mạnh. Rất nhiều từ khóa không liên quan được đặt vào website nhằm giúp cho website đạt kết quả tốt trong kết quả tìm kiếm của các SE. Ví dụ website có nội dung người lớn nhưng lại đặt một số từ khóa liên quan đến các vấn đề nóng hổi khác hoặc về các ngôi sao nổi tiếng mà người dùng thường hay tìm kiếm.
Hiện nay các cỗ máy tìm kiếm đã giảm bớt độ ảnh hưởng của Meta tags cho việc hiển thị kết quả. Google thường bỏ qua sự ảnh hưởng của Meta tags và chỉ sử dụng Google Meta tags (sẽ được giới thiệu dưới đây). Các cỗ máy tìm kiếm khác cũng có cách đọc thẻ này bằng cách riêng của nó.
Sau đây là nội dung giải thích ý nghĩa của các thẻ Meta tags.

I. Các thẻ Meta chính

  1. Meta Content Language
  2. Meta Content Type
  3. Meta Description
  4. Meta Language

1. Meta Content Language (Dành cho các website không phải tiếng Anh)

Thẻ này được dùng để khai báo ngôn ngữ của website. Thẻ này cũng được dùng tương tự như Meta Name Language. Các robot của SE thường dùng thẻ này để phân loại ngôn ngữ của website.
Ví dụ:
?
1
<meta http-equiv="Content-Language" content="vi">
Bạn nên sử dụng thẻ này nếu website của bạn có ngôn ngữ không phải tiếng Anh. Cá nhân tôi chưa từng thử, tuy nhiên theo như những gì mà tôi tham khảo thì thẻ này rất có ích cho bot phân loại nội dung theo ngôn ngữ.

2. Meta Content Type

Thẻ này dùng để khai báo mã cho website. Bạn nên sử dụng thẻ nay ngay cả khi bạn đã dùng khai báo DTD cho tài liệu HTML. Bởi vì nếu bạn không sử dụng thì có khi người dùng website của bạn sẽ không đọc được nội dung website của bạn do trình duyệt không tự động điều chỉnh mã phù hợp cho website của bạn. Ví dụ: Nội dung website của bạn được nhập liệu thông qua mã UTF-8 nhưng được hiển thị ở chế độ của ISO hay ASCII. Thẻ này còn có nhiều lợi ích khác, tuy nhiên bạn có thể tự tìm hiểu thêm về vấn đề này thông qua các trang web về SEO.
Ví dụ:
?
1
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8">

3. Meta Description

Thẻ này dùng để mô tả nội dung của một trang web. Nội dung của thẻ này nên được viết ngắn gọn và xúc tích khoảng từ 20 đến 25 từ hoặc ít hơn. Đây là thẻ được hầu hết các SE sử dụng để hiển thị nội dung kết quả tìm kiếm.
Ví dụ:
?
1
<meta name="description" content="Cùng làm SEO là kênh thông tin hỗ trợ cá nhân hay doanh nghiệp hiểu hơn về làm SEO và hỗ trợ doanh nghiệp cùng làm seo">
Thẻ này được khuyến khích sử dụng và nên viết một cách xúc tích nhất nhằm thu hút người dùng bấm vào website của bạn từ kết quả tìm kiếm. Thông thường nếu không dùng thẻ này thì các SE như google cũng sẽ tự động tạo khi index nội dung website. Tuy nhiên bạn nên dùng bởi vì đôi khi các mô tả được index tự động sẽ không được như ý của bạn.

4. Meta Language (Dành cho các website không phải tiếng Anh)

Thẻ này tương tự như Meta Content Language nhưng cấu trúc khác như sau:
?
1
<meta name="Language" CONTENT="english">

II. Các thẻ phụ khác

  1. Meta Abstract
  2. Meta Author
  3. Meta Copyright
  4. Meta Designer
  5. Meta Google
  6. Meta Keywords
  7. Meta MSN (No ODP)
  8. Meta Title
Các thẻ sau đây được gọi là thẻ phụ vì cũng được khuyến khích dùng nhưng không thật sự quan trọng, bạn có thể dùng cũng được hoặc không dùng cũng chẳng sao.

1. Meta Abstract

Cung cấp nội dung tóm tắt cho phần mô tả của website. Thẻ này chỉ được dùng để mô tả ngắn gọn hơn để bot có thể xác định được chính xác hơn nội dung website của bạn. Nội dung của thẻ này thường khoảng 10 từ trở lại.
Ví dụ:
?
1
<META NAME="Abstract" CONTENT="Website khoa học kỹ thuật, giải trí và đời sống.">
Thẻ này hiện tại không nằm trong các thuật toán của Google, Yahoo!, và MSN.

2. Meta Author

Thẻ này dùng để hiển thị tác giả của một nội dung trên website. Nội dung của thẻ này thường là tên của người đã tạo ra website. Bạn nên dùng thẻ này bằng tên của mình thay vì dùng email để tránh việc bị spam mail. Nếu bạn muốn người dùng liên hệ với mình thì nên dùng một form để liên hệ sẽ tốt hơn.
Ví dụ:
?
1
<META NAME="Author" CONTENT="NGUYEN VU TUAN ANH, myemail@mydomain.com">
Thẻ này không được index bởi Google, Yahoo!, hay MSN, do đó cũng không hỗ trợ cho bạn trong việc tăng thứ hạng, nhưng nó được ứng dụng như một chuẩn sử dụng của Meta tag.

3. Meta Copyright

Đây chỉ là thẻ mang tính thương hiệu hay các thông tin bản quyền cá nhân hay sở hữu trí tuệ của bạn.
Ví dụ:
?
1
<meta name="copyright" content="Copyright 2008">
Bạn không nhất thiết phải sử dụng thẻ này bởi vì nó chỉ mang tính tượng trưng và không có nghĩa là nó bảo vệ được bản quyền của bạn.

4. Meta Designer

Thẻ này dùng để cung cấp thông tin về người thiết kế giao diện cho website.
Ví dụ:
?
1
<META NAME="Designer" CONTENT="BabyWolf">
Các SE cũng không sử dụng thẻ này, thẻ này chỉ ứng dụng cho Designer muốn quảng cáo về mình.

5. Meta Google

Thẻ này chỉ được sử dụng cho việc bạn muốn loại bỏ nội dung khỏi google. Các thuộc tính của thẻ này:

Googlebot: noarchive - không cho phép google hiển thị nội dung cache của site bạn. 
Googlebot: nosnippet - Không cho phép google hiển thị nội dung trích dẫn hoặc cache. 
Googlebot: noindex - Không index những trang web nào đó của bạn. 
Googlebot: nofollow - Loại bỏ việc đánh giá PageRank hoặc link từ trang này.
Bạn không nhất thiết phải sử dụng thẻ này ngoại trừ bạn muốn điều khiển google bot theo ý của mình cho cấu trúc website của bạn. Đây là thẻ mà google chắc chắn quan tâm đến. Hoặc bạn cũng có thể ứng dụng các thẻ này trong trường hợp thực tiễn sau: Bạn thay đổi cấu trúc nội dung và đường dẫn website, bạn sẽ vẫn giữ phiên bản cũ nhưng với thẻ này để google sẽ tự động xóa các index tương ứng với link này. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên dùng Redirect Permanently 301 sẽ giúp cho bạn chuyển PageRank từ trang cũ qua trang mới.

6. Meta Keywords

Thẻ từ khóa được dùng để định dạng nội dung trang web. Từ khóa được sử dụng bởi các SE để index site của bạn có thêm thông tin từ các nội dung của title, body, và các thành phần khác. Từ này thường được dùng để cung cấp các từ khóa liên quan đồng nghĩa hoặc tương tự với các từ khóa của title.
Ví dụ: Title của trang web cho bài viết này là "SEO - Ý nghĩa các thẻ meta | Diễn đàn khoa học kỹ thuật". Bạn có thể ứng dụng keywords như sau:
?
1
<META NAME="keywords" CONTENT="khái niệm, quảng bá web, tag, forum, technical, science, thảo luận, trao đổi">
Bạn nên sử dụng keywords một cách thận trong và bảo đảm sự tương thích với nội dung. Website của bạn có thể bị phạt hoặc đưa vào blacklist nếu bạn quá lạm dụng nó. Việc sử dụng keywords cũng có thể là một con dao hai lưỡi đối với bạn. Bạn có thể mất vài giờ để nghiên cứu cách viết keywords tốt nhất và đối thủ của bạn chỉ mất vài phút để thừa hưởng từ bạn.

7. Meta MSN (No ODP)

Thẻ này được ứng dụng cho việc mô tả website của bạn ở kết quả tìm kiếm của MSN. Do MSN thường hay sử dụng mô tả của DMOZ nên dùng thẻ này sẽ giúp cho MSN chuyển qua dùng mô tả của bạn.
Ví dụ:
?
1
<META Name="msnbot" CONTENT="NOODP">

8. Meta Title

Nội dung thẻ này được sử dụng tương tự như thẻ title .
Ví dụ:
?
1
<META NAME="Title" CONTENT="Page Title Here">
Thẻ này được sử dụng bởi Yahoo! và MSN.


ADMIN

Công tác tại Cty TNHH Thương mại điện tử Iclick
Tư vấn Thiết kế web / Quảng cáo Google / Quảng cáo Facebook / SEO
Tư vấn quảng cáo miễn phí: fb/tnho.dl

Xuống cuối trang